Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
150
Tuần này:
491
Tháng này:
6736
Tất cả:
415296

Ý kiến thăm dò

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ XÂY DỰNG CHỢ VỆ SINH ATTP

Ngày 22/02/2024 11:09:01

UBND XÃ MINH KHÔI

ĐÀI TRUYỀN THANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Minh Khôi, ngày tháng 04 năm 2023

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ XÂY DỰNG CHỢ VỆ SINH ATTP

Mục tiêu của việc xây dựng mô hình Chợ an toàn thực phẩm và cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn là đáp ứng yêu cầu các tiêu chí về VSATTP theo các quy định hiện hành của nhà nước; văn minh thương mại, thuận tiện cho quá trình mua, bán, góp phần nâng cao sức khỏe, cuộc sống của người dân.

Nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định của nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh VSATTP của đơn vị quản lý chợ và các hộ, cá nhân kinh doanh tại chợ; Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo VSATTP, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực quản lý cho cán bộ, nhân viên Ban quản lý chợ, doanh nghiệp quản lý chợ và thương nhân kinh doanh tại chợ trong công tác đảm bảo VSATTP.

Tạo điều kiện cho nhân dân được tiêu thụ thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh, các sản phẩm tiêu thụ không gây hại đến sức khỏe con người, góp phần bảo đảm sức khỏe cho nhân dân.

Các tiêu chí quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục, thủ tục công nhận Cợ an toàn thực phẩm và trách nhiệm trong quản lý Chợ an toàn thực phẩm trên đại bàn tonhr Thanh Hóa được quy định tại Quyết định số 5129, ngày 30 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Thanh hóa và các quy định liên quan. Để xây dựng chợ đảm bảo an toàn thực phẩm cần thực hiện các nội dung sau:

I. Tiêu chí Chợ an toàn thực phẩm:

1. Tiêu chí về thực phẩm kinh doanh tại chợ

- Thực phẩm kinh doanh trong chợ có nguồn gốc rõ ràng; không bán thực phẩm giả, thực phẩm đã quá hạn sử dụng, chất lượng không đảm bảo.

Các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm phải có sự kiểm soát và chứng nhận ATTP của cơ quan thú y.

- Các sản phẩm rau, củ, quả phải có giấy xác nhận xuất xứ, nguồn gốc.

Hàng thực phẩm chế biến được bảo quản trong tủ kính, tủ bảo ôn hoặc che đậy, bao gói hợp vệ sinh; phải có ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi đầy đủ trên bao, gói sảm phẩm.

- Nước sử dụng chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 02: 2099/BYT của Bộ Y tế. Đối với chợ tại khu vực chưa có nước sinh hoạt thì áp dụng nước giếng khoan qua bể lọc.

2. Tiêu chí về người trực tiếp kinh doanh thực phẩm thường xuyên cố định tại chợ

- Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm không mắc các bệnh truyền nhiễm.

- Có giấy khám sức khỏe định kỳ theo quy định. Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phảm theo quy định của Bộ Y tế.

- 100% thương nhân kinh doanh thực phẩm được phổ biến quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP; có Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh ATTP theo quy định.

- 100% thương nhân kinh doanh thực phẩm có cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP.

3. Tiêu chí về thông tin tiểu thương kinh doanh thực phẩm

- Có biển niêm yết công khai tên tiểu thương, địa chỉ, số điện thoại.

- Có giấy chứng nhận hoặcCamkết cơ sở đủ điều kiện ATTP

- Có bảng niêm yết giá.

4. Tiêu chí về cơ sở vật chất, kỹ thuật của chợ

- Hệ thống rãnh kín, thoát nước tốt, không gây ô nhiễm các vùng xung quanh; dụng cụ chứa đựng rác thải phải có nắp đậy và được thu gom xử lý hàng ngày.

- Khu vực chế biến, kinh doanh thực phẩm được chia theo nhóm hàng riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.

- Có hệ thống cấp nước sinh hoạt, nhà vệ sinh, chậu rửa tay và thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ.

- Không được bố trí khu giết mổ gia cầm tại chợ.

- Có khu thu gom chất thải trong chợ theo quy định.

5. Tiêu chí về cơ sở vật chất của tiểu thương kinh doanh thực phẩm tươi sống

- Bàn, giá bày bán thực phẩm cao cách mặt đất ít nhất 60 cm.

- Mặt bàn bày bán thực phẩm tươi sống (gia súc, gia cầm, thủy sản, hải sản..) được chế tạo bằng chất liệu dễ dàng làm sạch vệ sinh (Inox, gạch men,…)

- Trang thiết bị, dụng cụ có bề mặt tiếp súc trực tiếp với thực phẩm được chế tạo bằng chất liệu đảm bảo theo quy định của pháp luật vệ sinh ATTP.

- Đồ chứa đựng, thiết bị chế biến, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh, được rửa sạch trước và sau khi sử dụng, không gây ô nhiễm thực phẩm.

- Sử dụng chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khở, tính mạng con người và không gây ô nhiễm môi trường.

6. Tiêu chí về cơ sở vật chất của tiểu thương kinh doanh thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống

- Có dụng cụ, đồ chứa đựng và khu vực trưng bày riêng biệt giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín.

- Nơi chế biến thực phẩm phải sạch, cách nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cẩm) ít nhất 20m

- Có bao tay trang bị cho người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

- Có bàn hoặc giá bày bán thực phẩm cao cách mặt đất ít nhất 60 cm

- Có tủ kính hoặc thiết bị bảo quản thực phẩm hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa nắng; ngăn được sự xâm nhập của ruồi và các côn trùng, động vật khác.

- Có dụng cụ chứa đựng rác thải có nắp đậy và được chuyển đi trong ngày.

II. Quyền lợi nghĩa vụ của đơn vị quản lý Chợ an toàn thực phẩm và các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ an toàn thực phẩm.

1.Quyền lợi của đơn vị quản lý chợ ATTP

-Được cấp “Giấy công nhận chợ ATTP” và được gắn biển “Chợ ATTP” tại chợ.

-Được hưởng những chính sách ưu đãi về phát triển chợ nói chung và chợ ATTP nói riêng theo quy định của pháp luật.

-Được hỗ trợ kết nối với các nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn trong tỉnh, trong nước và với người tiêu dùng tại địa phương.

2.Trách nhiệm của đơn vị quản lý chợ ATTP

-Nghiêm chỉnh chấp hành các nghĩa vụ và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đầu tư, kinh doanh, quản lý, khai thác chợ.

-Xây dựng Nội quy chợ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo nội dung quy định tại Quyết định số 2277/2004/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2004 của UBND tỉnh về việc ban hành nội quy mẫu tại chợ;trong đó, các nội dung về kinh doanh thực phẩm (quy định tại Điều 8 Quyết định số 2277/2004/QĐ-UBND) phải rõ ràng, chi tiết về trách nhiệm, xử lý vi phạm và công khai lấy ý kiến của các hộ tiểu thươngtrong chợ trước khitrình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức quản lý, thực hiện kinh doanh trong chợ theo đúng nội quy. Chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền về các vi phạm theocam kết của các hộ tiểu thương kinh doanh trong chợ.

-Bảo đảm duy trì và thực hiện tốt các tiêu chí chợ ATTP theo quy định. Chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể cho Ban Quản lý chợ kiểmtra, kiểm soát sản phẩm thực phẩm đưa vào chợ phải đảm bảo ATTP theo quy định của pháp luật.

-Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, cảnh báo các sự cố ngộ độc thực phẩm cho các hộ tiểu thương, cán bộ Ban Quản lý chợ. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo công tác bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định hiện hành.

-Lập hồ sơ chợ đạt tiêu chuẩn ATTP, gửi về Cơ quan chủ trì thẩm định hồ sơ công nhận chợ ATTP theo quy định.

-Báo cáo tình hình hoạt động, kếtquả kinh doanh, những thuận lợi, khó khăn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3.Quyền lợi của các hộ tiểu thương và cá nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ ATTP

-Được hưởng những chính sách ưu đãi về pháttriển chợ nói chung và chợ ATTP nói riêng đối với các hộ tiểu thương và cá nhân kinh doanh thực phẩm an toàn tại các chợ ATTP theo quy định của pháp luật.

-Được hỗtrợ kết nối với các nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn và người tiêu dùng tại địa phương và trong tỉnh, trong nước.

4.Trách nhiệm của các hộ tiểu thương và cá nhân kinh doanh thựcPhẩm tại chợ ATTP

-Thực hiện nghiêm túc nội dung quy định của Luật an toàn thực phẩm.

-Thực hiện đúng các quy định của nội quy chợ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.

-Bảo đảm duy trì và thực hiện tốt các tiêu chí chợ ATTP theo quy định.

-Tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

-Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân viên đơn vị quản lý và khai thác chợ, các cơ quan chức năng của Nhà nước đến làm việc, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Để xây dựng thành công chợ an toàn thực phẩm tại chợ ga Minh Khôi với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ hôm nay và cả thế hệ tương lai, Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm thị trấn kêu gọi toàn thể nhân dân trên địa bàn hãy sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm an toàn theo quy định. Các hộ tiểu thương trong chợ thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm, giám sát thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm giữa các hộ kinh doanh, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của đơn vị quản lý Chợ an toàn thực phẩm.

DUYỆT NỘI DUNG

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lê Đình Khải

BIÊN TẬP NỘI DUNG

CC VĂN HÓA – XÃ HÔI

Hà Thị Giang

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ XÂY DỰNG CHỢ VỆ SINH ATTP

Đăng lúc: 22/02/2024 11:09:01 (GMT+7)

UBND XÃ MINH KHÔI

ĐÀI TRUYỀN THANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Minh Khôi, ngày tháng 04 năm 2023

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ XÂY DỰNG CHỢ VỆ SINH ATTP

Mục tiêu của việc xây dựng mô hình Chợ an toàn thực phẩm và cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn là đáp ứng yêu cầu các tiêu chí về VSATTP theo các quy định hiện hành của nhà nước; văn minh thương mại, thuận tiện cho quá trình mua, bán, góp phần nâng cao sức khỏe, cuộc sống của người dân.

Nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định của nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh VSATTP của đơn vị quản lý chợ và các hộ, cá nhân kinh doanh tại chợ; Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo VSATTP, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực quản lý cho cán bộ, nhân viên Ban quản lý chợ, doanh nghiệp quản lý chợ và thương nhân kinh doanh tại chợ trong công tác đảm bảo VSATTP.

Tạo điều kiện cho nhân dân được tiêu thụ thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh, các sản phẩm tiêu thụ không gây hại đến sức khỏe con người, góp phần bảo đảm sức khỏe cho nhân dân.

Các tiêu chí quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục, thủ tục công nhận Cợ an toàn thực phẩm và trách nhiệm trong quản lý Chợ an toàn thực phẩm trên đại bàn tonhr Thanh Hóa được quy định tại Quyết định số 5129, ngày 30 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Thanh hóa và các quy định liên quan. Để xây dựng chợ đảm bảo an toàn thực phẩm cần thực hiện các nội dung sau:

I. Tiêu chí Chợ an toàn thực phẩm:

1. Tiêu chí về thực phẩm kinh doanh tại chợ

- Thực phẩm kinh doanh trong chợ có nguồn gốc rõ ràng; không bán thực phẩm giả, thực phẩm đã quá hạn sử dụng, chất lượng không đảm bảo.

Các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm phải có sự kiểm soát và chứng nhận ATTP của cơ quan thú y.

- Các sản phẩm rau, củ, quả phải có giấy xác nhận xuất xứ, nguồn gốc.

Hàng thực phẩm chế biến được bảo quản trong tủ kính, tủ bảo ôn hoặc che đậy, bao gói hợp vệ sinh; phải có ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi đầy đủ trên bao, gói sảm phẩm.

- Nước sử dụng chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 02: 2099/BYT của Bộ Y tế. Đối với chợ tại khu vực chưa có nước sinh hoạt thì áp dụng nước giếng khoan qua bể lọc.

2. Tiêu chí về người trực tiếp kinh doanh thực phẩm thường xuyên cố định tại chợ

- Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm không mắc các bệnh truyền nhiễm.

- Có giấy khám sức khỏe định kỳ theo quy định. Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phảm theo quy định của Bộ Y tế.

- 100% thương nhân kinh doanh thực phẩm được phổ biến quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP; có Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh ATTP theo quy định.

- 100% thương nhân kinh doanh thực phẩm có cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP.

3. Tiêu chí về thông tin tiểu thương kinh doanh thực phẩm

- Có biển niêm yết công khai tên tiểu thương, địa chỉ, số điện thoại.

- Có giấy chứng nhận hoặcCamkết cơ sở đủ điều kiện ATTP

- Có bảng niêm yết giá.

4. Tiêu chí về cơ sở vật chất, kỹ thuật của chợ

- Hệ thống rãnh kín, thoát nước tốt, không gây ô nhiễm các vùng xung quanh; dụng cụ chứa đựng rác thải phải có nắp đậy và được thu gom xử lý hàng ngày.

- Khu vực chế biến, kinh doanh thực phẩm được chia theo nhóm hàng riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.

- Có hệ thống cấp nước sinh hoạt, nhà vệ sinh, chậu rửa tay và thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ.

- Không được bố trí khu giết mổ gia cầm tại chợ.

- Có khu thu gom chất thải trong chợ theo quy định.

5. Tiêu chí về cơ sở vật chất của tiểu thương kinh doanh thực phẩm tươi sống

- Bàn, giá bày bán thực phẩm cao cách mặt đất ít nhất 60 cm.

- Mặt bàn bày bán thực phẩm tươi sống (gia súc, gia cầm, thủy sản, hải sản..) được chế tạo bằng chất liệu dễ dàng làm sạch vệ sinh (Inox, gạch men,…)

- Trang thiết bị, dụng cụ có bề mặt tiếp súc trực tiếp với thực phẩm được chế tạo bằng chất liệu đảm bảo theo quy định của pháp luật vệ sinh ATTP.

- Đồ chứa đựng, thiết bị chế biến, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh, được rửa sạch trước và sau khi sử dụng, không gây ô nhiễm thực phẩm.

- Sử dụng chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khở, tính mạng con người và không gây ô nhiễm môi trường.

6. Tiêu chí về cơ sở vật chất của tiểu thương kinh doanh thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống

- Có dụng cụ, đồ chứa đựng và khu vực trưng bày riêng biệt giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín.

- Nơi chế biến thực phẩm phải sạch, cách nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cẩm) ít nhất 20m

- Có bao tay trang bị cho người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

- Có bàn hoặc giá bày bán thực phẩm cao cách mặt đất ít nhất 60 cm

- Có tủ kính hoặc thiết bị bảo quản thực phẩm hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa nắng; ngăn được sự xâm nhập của ruồi và các côn trùng, động vật khác.

- Có dụng cụ chứa đựng rác thải có nắp đậy và được chuyển đi trong ngày.

II. Quyền lợi nghĩa vụ của đơn vị quản lý Chợ an toàn thực phẩm và các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ an toàn thực phẩm.

1.Quyền lợi của đơn vị quản lý chợ ATTP

-Được cấp “Giấy công nhận chợ ATTP” và được gắn biển “Chợ ATTP” tại chợ.

-Được hưởng những chính sách ưu đãi về phát triển chợ nói chung và chợ ATTP nói riêng theo quy định của pháp luật.

-Được hỗ trợ kết nối với các nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn trong tỉnh, trong nước và với người tiêu dùng tại địa phương.

2.Trách nhiệm của đơn vị quản lý chợ ATTP

-Nghiêm chỉnh chấp hành các nghĩa vụ và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đầu tư, kinh doanh, quản lý, khai thác chợ.

-Xây dựng Nội quy chợ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo nội dung quy định tại Quyết định số 2277/2004/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2004 của UBND tỉnh về việc ban hành nội quy mẫu tại chợ;trong đó, các nội dung về kinh doanh thực phẩm (quy định tại Điều 8 Quyết định số 2277/2004/QĐ-UBND) phải rõ ràng, chi tiết về trách nhiệm, xử lý vi phạm và công khai lấy ý kiến của các hộ tiểu thươngtrong chợ trước khitrình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức quản lý, thực hiện kinh doanh trong chợ theo đúng nội quy. Chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền về các vi phạm theocam kết của các hộ tiểu thương kinh doanh trong chợ.

-Bảo đảm duy trì và thực hiện tốt các tiêu chí chợ ATTP theo quy định. Chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể cho Ban Quản lý chợ kiểmtra, kiểm soát sản phẩm thực phẩm đưa vào chợ phải đảm bảo ATTP theo quy định của pháp luật.

-Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, cảnh báo các sự cố ngộ độc thực phẩm cho các hộ tiểu thương, cán bộ Ban Quản lý chợ. Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo công tác bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định hiện hành.

-Lập hồ sơ chợ đạt tiêu chuẩn ATTP, gửi về Cơ quan chủ trì thẩm định hồ sơ công nhận chợ ATTP theo quy định.

-Báo cáo tình hình hoạt động, kếtquả kinh doanh, những thuận lợi, khó khăn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3.Quyền lợi của các hộ tiểu thương và cá nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ ATTP

-Được hưởng những chính sách ưu đãi về pháttriển chợ nói chung và chợ ATTP nói riêng đối với các hộ tiểu thương và cá nhân kinh doanh thực phẩm an toàn tại các chợ ATTP theo quy định của pháp luật.

-Được hỗtrợ kết nối với các nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn và người tiêu dùng tại địa phương và trong tỉnh, trong nước.

4.Trách nhiệm của các hộ tiểu thương và cá nhân kinh doanh thựcPhẩm tại chợ ATTP

-Thực hiện nghiêm túc nội dung quy định của Luật an toàn thực phẩm.

-Thực hiện đúng các quy định của nội quy chợ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.

-Bảo đảm duy trì và thực hiện tốt các tiêu chí chợ ATTP theo quy định.

-Tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

-Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân viên đơn vị quản lý và khai thác chợ, các cơ quan chức năng của Nhà nước đến làm việc, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Để xây dựng thành công chợ an toàn thực phẩm tại chợ ga Minh Khôi với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ hôm nay và cả thế hệ tương lai, Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm thị trấn kêu gọi toàn thể nhân dân trên địa bàn hãy sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ thực phẩm an toàn theo quy định. Các hộ tiểu thương trong chợ thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm, giám sát thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm giữa các hộ kinh doanh, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của đơn vị quản lý Chợ an toàn thực phẩm.

DUYỆT NỘI DUNG

PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ

Lê Đình Khải

BIÊN TẬP NỘI DUNG

CC VĂN HÓA – XÃ HÔI

Hà Thị Giang

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)