Giá vàng tăng mạnh, chênh lệch giảm dần
Sáng nay 11/7, giá vàng SJC được các doanh nghiệp và ngân hàng tăng mạnh chiều bán ra, hướng về mốc 38 triệu đồng/lượng. Khoảng cách chênh lệch giữa vàng “nội” và vàng “ngoại” đã thu về mức 5 triệu đồng/lượng, thay cho mức gần 6 triệu đồng/lượng của sáng qua.
So với chốt phiên chiều qua, giá vàng được Doji điều chỉnh giảm 200.000 đồng/lượng đối với chiều mua vào nhưng tăng 200.000 đồng/lượng đối với chiều bán ra.
Tương tự, giá vàng SJC tại Hà Nội thông qua niêm yết của Công ty CP Đầu tư Vàng Phú Quý cũng giảm chiều mua 50.000 đồng/lượng và tăng chiều bán 280.000 đồng/lượng, giao dịch ở mức 37,35 triệu đồng/lượng - 37,88 triệu đồng/lượng.
Theo niêm yết của Công ty VBĐQ Sài Gòn, giá vàng SJC tại TPHCM hiện giao dịch ở mức 37,25 triệu đồng/lượng - 37,85 triệu đồng/lượng, giảm chiều mua 50.000 đồng/lượng nhưng tăng chiều bán 250.000 đồng/lượng.
Còn theo niêm yết của các ngân hàng, vàng SJC hiện có các mức giá mua vào khá khác nhau. Ví dụ như tại Tienphongbank, giá vàng SJC giao dịch ở mức 37,2 triệu đồng/lượng - 37,8 triệu đồng/lượng; Maritime Bank có giá 37,25 triệu đồng/lượng - 37,8 triệu đồng/lượng; VPBank có giá 37,3 triệu đồng/lượng - 37,8 triệu đồng/lượng; Techcombank niêm yết giá vàng SJC ở mức 37,1 triệu đồng/lượng - 37,8 triệu đồng/lượng…
Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước tổ chức phiên đấu thầu vàng thứ 42 để chào bán 26.000 lượng vàng (tương đương 1 tấn vàng quy chuẩn). Số liệu thống kê cho thấy, từ ngày 28/3 đến 9/7, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 41 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1.116.900 lượng trên tổng số 1.218.000 lượng chào thầu.
Dù đã có một khối lượng vàng lớn được cung ứng ra thị trường qua các phiên đấu thầu nhưng giá vàng miếng trong nước vẫn chưa rút ngắn khoảng cách với giá vàng thế giới về mức như mong đợi (2 triệu - 3 triệu đồng/lượng). Tuy nhiên, phiên sáng nay, khoảng cách chênh lệch này đã thu về mức 5 triệu đồng/lượng, thay cho mức gần 6 triệu đồng/lượng của sáng qua.
Trên thị trường thế giới, lúc 8h40 sáng nay, giá vàng giao ngay trên Kitco có biên độ tăng 21 USD, giao dịch ở mức 1.283,9 USD/ounce.
Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 8 chốt phiên hôm qua (10/7) chỉ tăng nhẹ 0,1%, ở mức 1.247,4 USD/ounce. Tuy nhiên trong phiên giao dịch điện tử, giá hợp đồng này hiện tăng 35,5 USD lên 1.282,9 USD/ounce.
Hôm qua, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp tháng 6 cho thấy, nhiều quan chức vẫn muốn thị trường lao động ổn định hơn nữa trước khi thu hồi gói kích thích kinh tế. Điều này cũng có nghĩa là Ngân hàng trung ương Mỹ có thể sẽ không giảm quy mô chương trình mua tài sản như phát biểu của Chủ tịch Ben Bernanke hôm 19/6.
Những thông tin này đã khiến giá USD lao dốc, còn giá dầu mỏ tăng cao, kích thích giá vàng tăng vọt.
Ngoài thông tin từ Mỹ, giá vàng tăng còn bởi nhu cầu trú ẩn an toàn gia tăng sau khi Standard & Poor’s hạ xếp hạng tín nhiệm của Italia. Trước đó, Trung Quốc công bố báo cáo tình hình thương mại xấu hơn dự báo làm tăng nỗi lo về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Hiện tại, giới đầu tư đang hướng sự chú ý tới cuộc họp chính sách hai ngày của Fed vào ngày 18-19/6 tới. Phát biểu tại Đại học Cambridge, Massachusetts hôm qua 10/7, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke cho biết, nền kinh tế Mỹ vẫn rất cần kích thích tiền tệ trong tương lai gần. Do đó, vị đại diện này nhấn mạnh tới việc Fed sẽ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và chỉ giảm dần quy mô chương trình mua trái phiếu từ cuối năm nay.
Bất chấp giá vàng tăng, quỹ tín thác vàng SPDR Gold Trust bán ra tiếp 0,67 tấn vàng hôm qua 10/7, phiên bán ra thứ tư liên tiếp.
Kể từ đầu năm nay, quỹ này bán ra tổng cộng gần 412 tấn vàng do giá vàng lao dốc, gấp hơn 4 lần tổng lượng mua vào năm ngoái. Lượng nắm giữ của SPDR Gold Trust hiện giảm còn 939,07 tấn, trị giá 37,91 tỷ USD.
Theo số liệu của Bloomberg, tính đến ngày 8/7, lượng vàng do các quỹ ETF vàng nắm giữ là 1.993,76 tấn, giảm mạnh so với kỷ lục 2.632,52 tấn hồi tháng 12/2012 và hướng đến năm giảm đầu tiên kể từ 2003. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 5/2010, lượng nắm giữ của các quỹ ETF xuống dưới 2.000 tấn.
An Hạ- Báo điện tử Dân Trí
Giá vàng tăng mạnh, chênh lệch giảm dần
Sáng nay 11/7, giá vàng SJC được các doanh nghiệp và ngân hàng tăng mạnh chiều bán ra, hướng về mốc 38 triệu đồng/lượng. Khoảng cách chênh lệch giữa vàng “nội” và vàng “ngoại” đã thu về mức 5 triệu đồng/lượng, thay cho mức gần 6 triệu đồng/lượng của sáng qua.
So với chốt phiên chiều qua, giá vàng được Doji điều chỉnh giảm 200.000 đồng/lượng đối với chiều mua vào nhưng tăng 200.000 đồng/lượng đối với chiều bán ra.
Tương tự, giá vàng SJC tại Hà Nội thông qua niêm yết của Công ty CP Đầu tư Vàng Phú Quý cũng giảm chiều mua 50.000 đồng/lượng và tăng chiều bán 280.000 đồng/lượng, giao dịch ở mức 37,35 triệu đồng/lượng - 37,88 triệu đồng/lượng.
Theo niêm yết của Công ty VBĐQ Sài Gòn, giá vàng SJC tại TPHCM hiện giao dịch ở mức 37,25 triệu đồng/lượng - 37,85 triệu đồng/lượng, giảm chiều mua 50.000 đồng/lượng nhưng tăng chiều bán 250.000 đồng/lượng.
Còn theo niêm yết của các ngân hàng, vàng SJC hiện có các mức giá mua vào khá khác nhau. Ví dụ như tại Tienphongbank, giá vàng SJC giao dịch ở mức 37,2 triệu đồng/lượng - 37,8 triệu đồng/lượng; Maritime Bank có giá 37,25 triệu đồng/lượng - 37,8 triệu đồng/lượng; VPBank có giá 37,3 triệu đồng/lượng - 37,8 triệu đồng/lượng; Techcombank niêm yết giá vàng SJC ở mức 37,1 triệu đồng/lượng - 37,8 triệu đồng/lượng…
Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước tổ chức phiên đấu thầu vàng thứ 42 để chào bán 26.000 lượng vàng (tương đương 1 tấn vàng quy chuẩn). Số liệu thống kê cho thấy, từ ngày 28/3 đến 9/7, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 41 phiên đấu thầu bán vàng miếng với tổng khối lượng trúng thầu là 1.116.900 lượng trên tổng số 1.218.000 lượng chào thầu.
Dù đã có một khối lượng vàng lớn được cung ứng ra thị trường qua các phiên đấu thầu nhưng giá vàng miếng trong nước vẫn chưa rút ngắn khoảng cách với giá vàng thế giới về mức như mong đợi (2 triệu - 3 triệu đồng/lượng). Tuy nhiên, phiên sáng nay, khoảng cách chênh lệch này đã thu về mức 5 triệu đồng/lượng, thay cho mức gần 6 triệu đồng/lượng của sáng qua.
Trên thị trường thế giới, lúc 8h40 sáng nay, giá vàng giao ngay trên Kitco có biên độ tăng 21 USD, giao dịch ở mức 1.283,9 USD/ounce.
Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 8 chốt phiên hôm qua (10/7) chỉ tăng nhẹ 0,1%, ở mức 1.247,4 USD/ounce. Tuy nhiên trong phiên giao dịch điện tử, giá hợp đồng này hiện tăng 35,5 USD lên 1.282,9 USD/ounce.
Hôm qua, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp tháng 6 cho thấy, nhiều quan chức vẫn muốn thị trường lao động ổn định hơn nữa trước khi thu hồi gói kích thích kinh tế. Điều này cũng có nghĩa là Ngân hàng trung ương Mỹ có thể sẽ không giảm quy mô chương trình mua tài sản như phát biểu của Chủ tịch Ben Bernanke hôm 19/6.
Những thông tin này đã khiến giá USD lao dốc, còn giá dầu mỏ tăng cao, kích thích giá vàng tăng vọt.
Ngoài thông tin từ Mỹ, giá vàng tăng còn bởi nhu cầu trú ẩn an toàn gia tăng sau khi Standard & Poor’s hạ xếp hạng tín nhiệm của Italia. Trước đó, Trung Quốc công bố báo cáo tình hình thương mại xấu hơn dự báo làm tăng nỗi lo về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Hiện tại, giới đầu tư đang hướng sự chú ý tới cuộc họp chính sách hai ngày của Fed vào ngày 18-19/6 tới. Phát biểu tại Đại học Cambridge, Massachusetts hôm qua 10/7, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke cho biết, nền kinh tế Mỹ vẫn rất cần kích thích tiền tệ trong tương lai gần. Do đó, vị đại diện này nhấn mạnh tới việc Fed sẽ duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và chỉ giảm dần quy mô chương trình mua trái phiếu từ cuối năm nay.
Bất chấp giá vàng tăng, quỹ tín thác vàng SPDR Gold Trust bán ra tiếp 0,67 tấn vàng hôm qua 10/7, phiên bán ra thứ tư liên tiếp.
Kể từ đầu năm nay, quỹ này bán ra tổng cộng gần 412 tấn vàng do giá vàng lao dốc, gấp hơn 4 lần tổng lượng mua vào năm ngoái. Lượng nắm giữ của SPDR Gold Trust hiện giảm còn 939,07 tấn, trị giá 37,91 tỷ USD.
Theo số liệu của Bloomberg, tính đến ngày 8/7, lượng vàng do các quỹ ETF vàng nắm giữ là 1.993,76 tấn, giảm mạnh so với kỷ lục 2.632,52 tấn hồi tháng 12/2012 và hướng đến năm giảm đầu tiên kể từ 2003. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 5/2010, lượng nắm giữ của các quỹ ETF xuống dưới 2.000 tấn.
An Hạ- Báo điện tử Dân Trí